Aller au contenu

création chorégraphique

Discussions générales sur le Vietnam La Culture au Vietnam création chorégraphique

  • Ce sujet est vide.
Vous lisez 4 fils de discussion
  • Auteur
    Messages
    • #3289
      duc

        ( cliquer pour voir les photos en plus grand )

        2249558317_e94d35d7e9.jpg

        2250390488_48350fe879.jpg

        2270476373_dc13437cfb.jpg

        2271276764_560f7837e1.jpg

        2273310741_a49d021f07.jpg

        2270484431_642f9515c1.jpg

        2271723424_29f019bf85.jpg

        2270490641_807dc05cea.jpg

        Une création chorégraphique de jeunes vietnamiens francophones intitulée « 2 ci 2 là » sera présentée au prochain festival de Hue 2008 .
        ( Festival Hue 2008 )

        La troupe recherche des soutiens : sponsors et dons pour faire aboutir ce projet ambitieux.

        La chorégraphie est basée sur une version contemporaine de la danse des bambous de la minorité Thai du Vietnam. Les bambous sont représentatifs de l’attachement des personnes à la nature et à ses multiples utilisations possibles. La chorégraphie fortement inspirée de la danse « hiphop » symbolise la culture occidentale des jeunes.

        On peut y voir au début de la chorégraphie , la non comprehension entre le monde de l’orient ( symbolisée par la troupe « traditionnelle » de danse ) et le monde occidental ( la troupe « hip-hop » ) avec meme des affrontements sous formes de joutes de danses ( battles ) . Avant que les 2 troupes se decouvrent mutuellement l’une et l’autre et partagent leur culture respective avec l’autre en traversant le mur symbolique qui sépare les 2 mondes.

      • #59837

        Spectaculaire !

      • #59849

        J’ai vu et adoré cette chorégraphie.La rencontre modernité/tradition ,ici/ là-bas est traitée de manière étonnante,créative,c’est très réussi et la danse des bambous est magnifique , vraiment très impressionnante à voir.J’espère de tout coeur que leur projet aboutira.

      • #59853

        Merci Duc pour ces infos et ces très belles photos, j’aimerai bien voir cette chorégraphie.
        Merci beaucoup
        Chantalngoc:jap:

      • #68628
        duc

          source: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=262092&am…

          Hip hop trên nền múa sạp

          Kết thúc vở múa, khán giả được mời lên sân khấu múa sạp cùng diễn viên – Ảnh: U.Ly
          TT – Vở múa Bên ni, bên nớ của Hội Thanh niên VN tại Pháp – đoàn nghệ thuật không chuyên tại Festival Huế – đã mang đến sự sôi động, trẻ trung và đáng yêu như một cơn gió mát.

          Vở múa kể câu chuyện về quá trình học hỏi, thích nghi và hòa hợp giữa truyền thống và hiện đại của những thanh niên gốc Việt. Những động tác của họ không sắc nét như diễn viên múa chuyên nghiệp, trang phục của họ không bắt mắt, song sân khấu của họ vẫn thu hút đông khán giả, vang những tiếng vỗ tay và nụ cười, đặc biệt là từ những khán giả trẻ.

          Bí mật của « cơn gió mát » trước hết là sự tự nhiên của câu chuyện. Toàn bộ diễn viên kể lại chuyện của mình với thái độ nghiêm túc, hết mình. Ba mươi thanh niên người Pháp gốc Việt, đa số hiểu được tiếng Việt, một số ít không nói thạo tiếng Việt, một số ít tóc vàng, mắt xanh mang một phần dòng máu Việt có chung một câu hỏi: làm thế nào để vừa giữ được bản sắc dân tộc chảy trong huyết quản của mình, vừa có thể thích nghi và phát triển ở một nền văn hóa khác biệt? Vở múa là quá trình tìm câu trả lời một cách chân thành, tự nhiên, và do đó đã lay động khán giả.

          Bí mật thứ hai của họ là cách kể chuyện sinh động, dễ hiểu, gần gũi với giới trẻ. Tiết mục được phân ra nhiều cảnh. Cảnh thứ nhất cho thấy cuộc sống thành thị và nông thôn với nhiều âm thanh của cuộc sống. Ở cảnh tiếp theo sân khấu được chia thành hai thế giới: một nửa truyền thống, một nửa hiện đại. Hai không gian được phân biệt bằng các màn ngăn di động, diễn viên thực hiện các động tác múa hiện đại và truyền thống ở hai không gian đã được phân biệt rạch ròi.

          Phần giữa vở múa cho thấy sự tương phản đầy kịch tính giữa điệu múa sạp truyền thống và các động tác hip hop khỏe khoắn. Sau đó, sân khấu tiếp tục được chia làm hai, những diễn viên trong trang phục truyền thống bước sang thế giới hiện đại và ngược lại. Họ tìm hiểu lẫn nhau, học các động tác của nhau và cùng tìm ra sự đồng điệu.

          Vở múa kết thúc bằng một màn đồng diễn cho thấy sự hòa hợp. Các diễn viên cùng mặc áo khoác có mũ – kiểu áo phổ biến của thanh niên được trang trí bằng hoa văn thổ cẩm truyền thống, múa một điệu múa sôi động trên nền một bài nhạc rap được mix một cách khéo léo, trẻ trung dựa trên giai điệu của một câu hát cải lương. Bài hát kết thúc, khán giả được mời lên sân khấu cùng múa sạp với diễn viên. Màn giao lưu này đã tạo nên một không khí lễ hội thật sự.

          Anh Nguyễn Minh Mẫn – chủ tịch Hội Thanh niên Việt Nam tại Pháp, một thành viên trong đội múa – kể về lý do xuất hiện của Bên ni, bên nớ:

          « Hội Thanh niên VN tại Pháp có hơn 200 hội viên gồm những người Pháp gốc Việt muốn tìm hiểu văn hóa VN. Hội được thành lập từ năm 1976, thực hiện nhiều hoạt động như mở lớp dạy tiếng Việt, tổ chức diễn văn nghệ, làm công tác xã hội. Năm 2006 tôi đại diện Hội Thanh niên VN tại Pháp đến A Lưới hỗ trợ học sinh nghèo, xây nhà, dựng cầu cùng với Hội Chữ thập đỏ, và tình cờ biết đến Festival Huế.

          Tôi nghĩ chúng tôi có thể đóng góp không chỉ hoạt động từ thiện mà cả hoạt động văn hóa. Khi về Pháp tôi đưa ra ý tưởng với các hội viên, tất cả đều rất hào hứng và bắt tay vào làm một tác phẩm để có thể tham gia Festival Huế 2008. Biên đạo múa Frédérique Trần Sơn Tây đã giúp chúng tôi dựng vở. Tất cả thành viên trong đoàn múa rất hào hứng vì tham dự festival là một dịp để khám phá nguồn gốc của mình ».

          UYÊN LY

          qqn peut traduire les grandes lignes ?

      Vous lisez 4 fils de discussion
      • Vous devez être connecté pour répondre à ce sujet.