Tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (ngữ hệ Nam Á), rất gần với tiếng Việt có thể nói một cách khái quát ( nhưng không tuyệt đối, khoảng 75%) như sau:
* Những từ không dấu trong tiếng Việt thì giữ nguyên là thành tiếng mường như: Con, con chim, con voi, ăn, cho, tiêu pha= tiêu pha...một số từ khác phụ âm đầu: tay = thay, đi= ti,đi, con dê= con tê...
* Những từ có dấu hỏi trong tiếng Việt cũng giữ nguyên: của cải= của cải, đểu= đểu, giả= giả...
* Những từ có dấu ngã thì chuyển thành dấu hỏi như: đã= đả, những= nhửng
* Những từ có dấu nặng thì chuyển thành dấu sắc: nặng= nắng, tận= tấn,...
* Những từ mà có âm "ặc, ịt, ặc, ục" thì giữ nguyên không chuyển dấu: đông đặc= đông đặc.
* Những từ có dấu huyền thì chuyển thành dấu sắc và ngược lại dấu sắc thì thành dấu huyền.
* Một số từ không theo quy luật: cây tre= cân pheo, xưng hô( chú=ô, cháu= xôn)
nhìn (ngắm)= hẩu, trông thấy= hẩu kỉa, ở giữa= ở khừa...(khá giống phương ngữ Thanh - Nghệ - Tĩnh)