Trường phổ thông võ thuật Bảo Long (Sơn Tây – Hà Nội): “Dạy” học sinh bằng gậy
Trường phổ thông võ thuật Bảo Long (Sơn Tây – Hà Nội): “Dạy” học sinh bằng gậy - Bản có dấu.
Truong pho thong vo thuat Bao Long (Son Tay – Ha Noi): “Day” hoc sinh bang gay - Bản không dấu.
“Vì thầy Khương nghi ngờ con lấy cắp máy nghe nhạc. Thầy gia hạn, nếu hai tiếng sau mà con không tìm thấy máy nghe nhạc, thì thầy sẽ đánh tiếp 20 gậy nữa..." Cháu Đức kể.
Cháu Nguyễn Công Đức với những vết roi hằn trên cơ thể
Trường phổ thông võ thuật Bảo Long (Sơn Tây – Hà Nội): “Dạy” học sinh bằng gậyNgày 1/8/2008, Báo GĐ&XH nhận được đơn của chị Hồ Thị Thanh Thủy, trú tại số 544 đường Đê La Thành, Hà Nội kiến nghị việc cháu Nguyễn Công Đức (13 tuổi –
con trai chị), bị bạo hành tại Trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long (Sơn Tây - Hà Nội)
Bị thầy giáo đánh vì nghi ăn cắp
Trao đổi với phóng viên, chị Thủy cho biết: Ngày 28/7/2008, tôi nhận được
điện thoại cháu Đức gọi từ trường về nhà. Cháu vừa khóc vừa kể là bị thầy Khương (người làm nhiệm vụ quản lý học sinh) đánh rất đau, bây giờ không đi được. Tôi gặng hỏi lý do, cháu cho biết: “Vì thầy Khương nghi ngờ con lấy cắp máy nghe nhạc. Mặc cho con thề và có hai bạn cùng lớp làm chứng con không lấy, nhưng thầy cố tình không tin. Thầy gia hạn, nếu hai tiếng sau mà con không tìm thấy máy nghe nhạc, thì thầy sẽ đánh tiếp 20 gậy nữa. Thầy cũng dọa sẽ đánh toàn bộ
học sinh tầng 2”. Trong khoảng
thời gian 2 tiếng để làm theo mệnh lệnh vô lý của thầy Khương,
con trai tôi đã gọi
điện thoại “cầu cứu” gia đình.
Chị Thuỷ cũng cho biết, ngay tối hôm đó, chị cùng các
thành viên trong
gia đình đi từ Hà Nội lên Sơn Tây để tìm hiểu tình hình. Với những thương tích đã gây ra cho cháu Đức, thầy Khương giải thích rằng đó là xuất phát từ việc thương các em học sinh, mong muốn dạy dỗ các cháu nên người mà thôi. Theo thầy giáo này, cháu Đức là
học sinh bướng bỉnh, nên thầy đã phạt để giáo dục cháu.
Chứng kiến sự sợ hãi của con mình,
gia đình chị Thủy đã
làm việc với Ban Giám hiệu nhà trường, xin được đưa cháu Đức về nhà, điều trị vết thương và giúp cháu ổn định tâm lý.
Sự việc xảy ra đã gần nửa tháng, nhưng chưa một lần cháu Đức nhận được
chia sẻ từ phía Trường phổ thông Võ thuật Bảo Long. Còn Đức, hễ nói đến chuyện trở lại trường để học tiếp là cháu lại tỏ ra sợ hãi, không muốn đi vì sợ thầy Khương.
Có mặt tại trường phổ thông Võ Thuật Bảo Long để tìm hiểu sự việc,
chúng tôi được biết không chỉ có cháu Đức bị đánh đòn, mà một số em
học sinh khác, cũng tìm
chúng tôi để trình bày nỗi bức xúc khi bị bạo hành.
Cháu Đỗ Mạnh Cường,
học sinh lớp 9A cho biết: Cháu và nhiều bạn khác thường xuyên bị thầy Khương đánh bằng gậy gỗ, chỉ cần các bạn có chút lỗi nhỏ là bị thầy “trừng phạt” bằng bạo lực. Chúng cháu rất chán vì phải học trong
môi trường căng thẳng như thế này.
Theo tìm hiểu của PV, các
học sinh phản ánh chuyện bị đánh, mắng, trách phạt bằng nhiều hình thức như quỳ gối, nằm sấp đánh vào mông... chủ yếu xảy ra vào giờ sinh hoạt ngoại khóa và giờ học võ thuật.
Đánh vì muốn cháu nên người
Tại buổi tiếp xúc với
chúng tôi và
gia đình chị Thủy ngày 5/8/2008, ông Trần Quang Khải –
Hiệu trưởng trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long cho biết: Nếu đúng là sự việc xảy ra như thế này, tôi thay mặt nhà trường xin lỗi
gia đình cháu Đức. Theo quy định, nhà trường cấm mọi hành vi bạo lực đối với học sinh.
Chúng tôi sẽ tìm hiểu sự việc, nếu
giáo viên vi phạm,
chúng tôi sẽ xử lý vì họ đã
vi phạm quy chế của nhà trường.
Điều đáng nói, ông Khải là
hiệu trưởng nhưng lại không được cấp dưới báo cáo sự việc xảy ra đối với cháu Nguyễn Công Đức. Mãi đến ngày 5/8/2008, khi
gia đình cháu Đức đến xin phép cho cháu Đức được về nhà điều trị, ông Khải mới tỏ ra bất ngờ và xin lỗi
gia đình chị Thủy.
Cũng trong buổi làm việc, ông Khải cho mời một cán bộ giáo vụ và thầy Khương đến làm việc. Thầy Khương có thừa nhận đã dùng hình phạt bằng roi đối với cháu Đức. Tuy nhiên, theo thầy Khương đó là
việc làm đúng, nhằm răn đe, giáo dục để cháu ngoan hơn.
“Cháu Đức có lỗi, bướng bỉnh, hư quá, thầy nói rất nhiều lần rồi không nghe, tôi bức xúc quá mà phạt cháu... đó là xuất phát từ cái tâm huyết với nghề nghiệp. Tôi đánh cháu vì muốn cháu nên người mà thôi” – thầy Khương nói.
Ngày 12/8/2008, tiếp xúc với PV Báo GĐ&XH, cháu Nguyễn Công Đức vẫn còn sợ sệt khi
chúng tôi hỏi lại chuyện cũ. Đức nói: “Cháu không ăn cắp, cháu đã van xin thầy hãy tin cháu, nhưng thầy vẫn đánh. Ở trường cháu yêu quý tất cả các thầy cô khác, vì họ không bao giờ dùng bạo lực. Chỉ có thầy Khương là
giáo viên dạy võ thuật “tự vệ cận chiến” là hay đánh các học sinh. Cháu đã bị đánh 2-3 lần, nhưng đây là lần cháu bị đánh đau nhất.”
Thiết nghĩ, Ban Giám hiệu trường Phổ thông Võ Thuật Bảo Long, các
cơ quan chức năng cần làm rõ hiện tượng dùng bạo lực trong nhà trường.
Môi trường giáo dục, không thể chấp nhận kiểu hành xử “tâm huyết” như lời thầy Khương bao biện cho hành vi phi giáo dục.