__________________________________________________ _____
59- Đường NGUYỄN NGỌC NHỰT:
Từ đường Tân Hương đến đường Độc Lập.
1. Vị trí : Đường nằm trên địa bàn phường 16 quận Tân Bình, từ đường Tân Hương đến đường Độc Lập, dài khoảng 700 mét, lộ giới 16 mét.
2. Lịch sử : Trước là đường hẻm được mở rộng từ năm 1996 và tạm gọi là đường số 23 khu phố 5. Ngày 13/7/1999 UBND Thành phố đặt tên đường Nguyễn Ngọc Nhựt.
3. Tiểu sử :
NGUYỄN NGỌC NHỰT
(Mậu Ngọ 1918 - Nhâm Thìn 1952)
Kỹ sư, sinh ngày 15/9/1918, quê làng An Hội, tổng Bảo Hửu, tỉnh Bến Tre (nay thuộc thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre) con ông Nguyễn Ngọc Tương (một chức sắc cao cấp đạo Cao Đài), em ruột kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích (ldg : mất năm 1966).
Thuở nhỏ ông học ở Sài Gòn, sau du học Pháp, tốt nghiệp kỹ sư làm việc tại Pháp hồi trước thế chiến.
Năm 1946 đáp lời kêu gọi của tổ quốc (ldg: người Pháp đã có lời kêu gọi tương tựa vài năm trước đó, đến từ De Gaulle), về nước tham gia kháng chiến chống Pháp trong cương vị một nhà khoa học, trong lúc anh ruột ông là kỹ sư cầu cống Nguyễn Ngọc Bích (nguyên là một công chức cao cấp làm việc trong chính quyền cũ) đang giữ chức Khu bộ phó khu 9 bị Pháp bắt tại chiến trường Sóc Trăng năm 1947 (kỹ sư Bích là đại biểu Quốc hội, ủy viên thường trực Quốc hội Việt Nam năm 1946, năm 1948 ông bị Pháp cưỡng bức lưu trú tại Pháp - ldg: cấm không cho đi khỏi lảnh địa pháp.
Năm 1948 ông được mời giữ chức ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam bộ phụ trách công tác thương binh xã hội. Ngày 2/6/1949 ông bị bắt tại Cái Bèo (thuộc tỉnh Sa Đéc).
Trong lúc bị giam giữ, thực dân dùng nhiều thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ, thuyết phục nhưng ông vẫn không cộng tác với chính quyền thực dân.
Ông mất ngày 16/5/1952 tại nhà thương điên Biên Hòa (do Pháp mưu sát) đúng như lời truy niệm của một cố hữu.
Nguồn : http://www.tanphu.hochiminhcity.gov.vn/
Thêm tin : Nguyễn Ngọc Nhựt
Ldg :
Nguyễn Ngọc Bích – Kỹ sư Bách Khoa – Cầu Cống nk 1935 – Paris
Nguyễn Ngọc Nhựt – Kỹ sư ECP
Bác Hồ gọi Nguyễn Ngọc Nhựt là "quân tử mớỉ"
__________________________________________________ _____
59- Rue NGUYỄN NGỌC NHỰT:
De la rue Tân Hương à la rue Độc Lập (Indépendance).
1. Situation : La rue se situe sur le territoire du quartier n° 16 de l’arrondissement de Tân Bình, allant de la rue Tân Hương à la rue Độc Lập, elle est longue d’environ 700 m, avec une chaussée de 16 m.
2. Historique : C’était une ruelle qui a été élargie à partir de 1996 et appelée provisoirement rue n° 23 du bloc n° 5. Le 13/7/1999, le Comité Populaire de Hồ Chí Minh Ville l’a baptisée rue Nguyễn Ngọc Nhựt.
3. Biographie :
NGUYỄN NGỌC NHỰT
(Année Mậu Ngọ 1918 – année Nhâm Thìn 1952)
Ingénieur, né le 15/9/1918, originaire du village d’An Hội, canton de Bảo Hửu, province de Bến Tre (aujourd’hui incorporé à la ville de Bến Tre, province de Bến Tre) fils de monsieur Nguyễn Ngọc Tương (un haut dignitaire du Cao Đài), frère cadet de l’ingénieur Nguyễn Ngọc Bích (ndt : mort en 1966).
Elève à Sài Gòn, puis parti étudier en France, diplômé ingénieur, il avait travaillé en France avant la 2è guerre mondiale.
En 1946, répondant à l’appel de la patrie (ndt: les Français avaient un appel similaire quelques années auparavant, venant de De Gaulle), il était revenu au pays pour prendre part à la résistance contre les Français en tant que scientifique, au moment où son frère Nguyễn Ngọc Bích , ingénieur des Ponts et Chaussées ( haut fonctionnaire dans le gouvernement d'alors - ndt : colonial - ) assumait – ndt : dans la résistance vietnamienne - la fonction de commandant adjoint de la Zone n° 9 et allait être capturé par les Français lors de la bataille de Sóc Trăng en 1947 ( l’ingénieur Bích était député de l’Assemblée Nationale, membre permanent de l’Assemblée Nationale du Việt Nam en 1946, en 1948 il fut exilé par les Français, en France - ndt: avec interdiction de quitter le territoire français).
En 1948 Nguyễn Ngọc Nhựt fut nommé membre du Comité de résistance dans l’administration du Nam Bộ - ndt : la Cochinchine de l’époque - en charge des affaires sociales et des blessés de guerre. Le 2/6/1949 il fut fait prisonnier à Cái Bèo (de la province de Sa Đéc).
Durant sa captivité, les coloniaux essayaient maintes manœuvres pour le rallier, le séduire, le persuader, mais il n’accepta jamais de collaborer avec le pouvoir colonial.
Il décéde le 16/5/1952 à l’asile de Biên Hòa (assasiné par les Français) selon le témoignage d’un ancien camarade.
Source : http://www.tanphu.hochiminhcity.gov.vn/
Pour plus d'information : Nguyễn Ngọc Nhựt
Ndt :
Nguyễn Ngọc Bích – Ingénieur Polytechnique – Ponts et Chaussées promotion 1935 – Paris
Nguyễn Ngọc Nhựt – Ingénieur ECP
L'oncle Hồ appelait Nguyễn Ngọc Nhựt "le nouveau 'quân tử ' (homme de bien)"
__________________________________________________ __________________________________________________ __________
Bản đồ quận Tân Bình - Plan du sistrict de Tân Bình
__________________________________________________ _____
Quận Tân Phú thành lập ngày 02 tháng 12 năm 2003 theo Nghị định số 130/2003/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính Phủ, Quận tân Phú có 1.606,98 ha diện tích tự nhiên và 310.876 nhân khẩu
__________________________________________________ _____
Bên nhà, sẽ có mãi những con đường có tên ít ai biết đến nhưng mình rất đáng kính, như đường NGUYỄN NGỌC NHỰT
__________________________________________________ _____
L’arrondissement de Tân Phú fut créé le 02/12/2003 par le décret numéro 130/2003/NĐ-CP du 05/11/2003 du gouvernement. L’arrondissement s’étend sur 1.606,98 ha et compte 310.876 habitants
__________________________________________________ _____
Là-bas, il y aura toujours des rues dont les noms sont peu connus mais si dignes en notre coeur, comme la rue NGUYỄN NGỌC NHỰT
__________________________________________________ __________________________________________________ __________