Page 15 sur 58 PremièrePremière ... 5131415161725 ... DernièreDernière
Affichage des résultats 141 à 150 sur 577
Like Tree1Likes

Discussion: double nationalité:Française/vietnamienne

  1. #141
    Avatar de thuong19
    Date d'inscription
    septembre 2007
    Localisation
    Corrèze
    Messages
    4 435

    Par défaut

    Citation Envoyé par nguyenvaj Voir le message
    Merci pour ces infos robin des bois mais si je comprends bien ce texte, on perd notre nationalite d'origine? Je veux bien savoir quels sont les autres conditions particulieres du president pour ne pas la perdre...
    Salut nguyenvaj,
    J'avoue avoir du mal à te suivre.
    Tu nous dit être mariée à un Viêtnamien (je suppose qu'il est de nationalité viêtnamienne), et que ".... mais si je comprends bien ce texte, on perd notre nationalite d'origine? Je veux bien savoir quels sont les autres conditions particulieres du president pour ne pas la perdre...".
    J'en déduis (peut-être à tort) que la nationalité viêtnamienne c'est pour toi.
    Tu ne rentreras pas dans les modifications de la loi de 1998 révisée.La révision ne concerne que les cas de personnes ayant déjà été Viêtnamiennes.(réintégration ou conservation de cette nationalité lors d'une naturalisation).
    Ton cas (si c'est pour toi) ne relève que du texte initial de 1998 à l'article concernant la naturalisation.

    Article 20: Naturalisation vietnamienne.
    .....

    2. Toutefois, ils peuvent être naturalisés vietnamiens sans avoir à remplir toutes les conditions prévues aux points c, d et e du paragraphe 1 du présent article, s’ils font partie de l’une des catégories suivantes:
    a) Etre le conjoint, l’enfant, le père ou la mère d’un citoyen vietnamien;
    b) Avoir apporté des contributions considérables à l’oeuvre d’édification et de défense de la Patrie vietnamienne;
    c) La naturalisation est bénéfique pour l’Etat de la République Socialiste du Vietnam.
    3. Tout citoyen étranger qui est naturalisé vietnamien perd sa nationalité étrangère, sauf les cas particuliers déterminés par le Président de la République;
    4. Celui qui demande la naturalisation vietnamienne ne pourra être naturalisé vietnamien si sa naturalisation vietnamienne porte atteinte aux intérêts nationaux du Vietnam.
    Ce texte ne concerne que les prétendants à la naturalisation Viêtnamienne, et non pas l'inverse .
    Dernière modification par thuong19 ; 10/08/2009 à 01h54.

  2. # ADS
    Circuit publicitaire
    Date d'inscription
    Toujours
    Localisation
    Monde des annonces
    Messages
    Plusieurs
     

  3. #142
    Avatar de thuong19
    Date d'inscription
    septembre 2007
    Localisation
    Corrèze
    Messages
    4 435

    Par défaut

    Citation Envoyé par thuong19 Voir le message
    Un membre de FV est en train de traduire les modifications en français.Je la remercie.Dès que cela est fait, je les mettrai dans ce fil de discussion .Car il est vrai que les compte-rendus recueillis çà et là sont ou flous ou interprétés selon l'organe de diffusion.
    En attendant, le nouveau texte de loi intégral,.....mais dans la langue de nos ancêtres.

    LUẬT
    QUỐC TỊCH VIỆT NAM
    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
    Quốc hội ban hành Luật quốc tịch Việt Nam.
    CHƯƠNG I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 1. Quốc tịch Việt Nam
    Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.
    Điều 2. Quyền đối với quốc tịch
    1. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này.
    2. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mọi thành viên của các dân tộc đều bình đẳng về quyền có quốc tịch Việt Nam.
    Điều 3. Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam.
    2. Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài.
    3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
    4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
    5. Người nước ngoài cư trú ở Việt Namlà công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.
    Điều 4. Nguyên tắc quốc tịch
    Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
    Điều 5. Quan hệ giữa Nhà nước và công dân
    1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.
    2. Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
    3. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách để công dân Việt Nam ở nước ngoài có điều kiện hưởng các quyền công dân và làm các nghĩa vụ công dân phù hợp với hoàn cảnh sống xa đất nước.
    4. Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoàiđược thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
    Điều 6. Bảo hộ đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài
    Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài.
    Các cơ quan nhà nước ở trong nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoàicó trách nhiệm thi hành mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế để thực hiện sự bảo hộ đó.
    Điều 7. Chính sách đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài
    1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
    2. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.
    Điều 8. Hạn chế tình trạng không quốc tịch
    Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
    Điều 9. Giữ quốc tịch khi kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật
    Việc kết hôn, ly hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của đương sự và con chưa thành niên của họ (nếu có).
    Điều 10. Giữ quốc tịch khi quốc tịch của vợ hoặc chồng thay đổi
    Việc vợ hoặc chồng nhập, trở lại hoặc mất quốc tịch Việt Nam không làm thay đổi quốc tịch của người kia.
    Điều 11. Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam
    Một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam:
    1. Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
    2. Giấy chứng minh nhân dân;
    3. Hộ chiếu Việt Nam;
    4. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
    Điều 12. Giải quyết vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài
    1. Vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được giải quyết theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trường hợp chưa có điều ước quốc tế thì được giải quyết theo tập quán và thông lệ quốc tế.
    2. Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ ký kết hoặc đề xuất việc ký kết, quyết định gia nhập điều ước quốc tế để giải quyết vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài.
    CHƯƠNG II
    CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM
    Mục 1
    QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam
    1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
    2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.
    Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.
    Điều 14. Căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam
    Người được xác định có quốc tịch Việt Nam, nếu có một trong những căn cứ sau đây:
    1. Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này;
    2. Được nhập quốc tịch Việt Nam;
    3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam;
    4. Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này;
    5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
    Điều 15. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
    Điều 16. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
    1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
    2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.
    Điều 17. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch
    1. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
    2. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
    Điều 18. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam
    1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
    2. Trẻ em quy định tại khoản 1 Điều này chưa đủ 15 tuổi không còn quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
    a) Tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài;
    b) Chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài.
    Mục 2
    NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM
    Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam
    1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
    b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
    c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
    d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
    đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
    2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
    a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
    b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
    c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này,trong trường hợp đặc biệt,nếuđược Chủ tịch nước cho phép.
    4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
    5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
    6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam.
    Điều 20. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
    1. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:
    a) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
    b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộchiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
    c) Bản khai lý lịch;
    d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài.Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
    đ) Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;
    e) Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;
    g) Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.
    2. Những người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn.
    3. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.
    Điều 21. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
    1. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
    2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.
    Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.
    Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
    3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
    Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
    4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
    Điều 22. Trình tự, thủ tục và hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam đối với người không quốc tịch đã cư trú ổn định tại Việt Nam
    Người không quốc tịch mà không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân, nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày Luật này có hiệu lực và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo trình tự, thủ tục và hồ sơ do Chính phủ quy định.
    Mục 3
    TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM
    Điều 23. Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam
    1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
    a) Xin hồi hương về Việt Nam;
    b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻlà công dân Việt Nam;
    c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
    d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
    đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
    e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.
    2. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
    3. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
    4. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
    5.Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
    a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
    b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
    c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam.
    Điều 24. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam
    1. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:
    a) Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;
    b) Bản sao Giấy khai sinh,Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
    c) Bản khai lý lịch;
    d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
    đ) Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam;
    e) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
    2. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
    Điều 25. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam
    1. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 24 của Luật này hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin trở lại quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
    2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
    Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiếngửi Bộ Tư pháp.
    3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam về BộNgoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.
    Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
    4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người đó để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.
    Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
    Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
    5. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
    CHƯƠNG III
    MẤT QUỐC TỊCH VIỆT NAM
    Mục 1
    QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 26. Căn cứ mất quốc tịch Việt Nam
    1. Được thôi quốc tịch Việt Nam.
    2. Bị tước quốc tịch Việt Nam.
    3. Không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này.
    4. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 35 của Luật này.
    5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
    Mục 2
    THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM
    Điều 27. Căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam
    1. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.
    2. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
    a) Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
    b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
    c) Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
    d) Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
    đ) Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
    3. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
    4. Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
    5. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam.
    Điều 28. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam
    1. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam bao gồm:
    a) Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;
    b) Bản khai lý lịch;
    c) Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật này;
    d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
    đ) Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;
    e) Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
    g) Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
    2. Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy tờ quy định tại các điểm d, e và g khoản 1 Điều này.
    3. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.
    Điều 29. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam
    1. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 28 của Luật này hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin thôi quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
    2. Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở trong nước thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương trong ba số liên tiếp và gửi đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp; trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên Trang thông tin điện tử của mình.
    Thông báo trên Trang thông tin điện tử phải được lưu giữ trên đó trong thời gian ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày đăng thông báo.
    3. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.
    Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.
    Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
    4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.
    Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.
    5. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặccủa cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
    6. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
    Điều 30. Miễn thủ tục xác minh về nhân thân
    Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của những người thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải qua thủ tục xác minh về nhân thân:
    1. Người dưới 14 tuổi;
    2. Người sinh ra và định cư ở nước ngoài;
    3. Người đã định cư ở nước ngoài từ 10 năm trở lên;
    4. Người đã được xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đình.
    Mục 3
    TƯỚC QUỐC TỊCH VIỆT NAM
    Điều 31. Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam
    1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
    Điều 32. Trình tự, thủ tục tước quốc tịch Việt Nam
    1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xác minh, nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.
    Tòa án đã xét xử đối với bị cáo có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.
    Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam.
    2. Hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc của Tòa án, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành khác có liên quan thẩm tra hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
    3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
    Mục 4
    HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH CHO NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM
    Điều 33. Căn cứ hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
    1. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này, dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà cố ý khai báo không đúng sự thật hoặc giả mạo giấy tờ khi xin nhập quốc tịch Việt Nam thì Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có thể bị hủy bỏ, nếu được cấp chưa quá 5 năm.
    2. Việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của vợ hoặc chồng không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của người kia.
    Điều 34. Trình tự, thủ tục hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
    1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh, nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.
    Tòa án đã xét xử đối với bị cáo có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.
    Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
    2. Hồ sơ kiến nghị về việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp.
    Trong thời hạn 15 ngày,kể từ ngày nhận được hồ sơ kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của Tòa án, Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
    3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
    CHƯƠNG IV
    THAY ĐỔI QUỐC TỊCH
    CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ CỦA CON NUÔI
    Điều 35. Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam
    1. Khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam của cha mẹ thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ cũng được thay đổi theo quốc tịch của họ.
    2. Khi chỉ cha hoặc mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam hoặc mất quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ.
    Trường hợp cha hoặc mẹ được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam, nếu cha mẹ không thỏa thuận bằng văn bản về việc giữ quốc tịch nước ngoài của người con.
    3. Sự thay đổi quốc tịch của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
    Điều 36. Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
    Khi cha mẹ hoặc một trong hai người bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì quốc tịch của con chưa thành niên không thay đổi.
    Điều 37. Quốc tịch của con nuôi chưa thành niên
    1. Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
    2. Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi.
    3. Trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi và được miễn các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
    4. Sự thay đổi quốc tịch của con nuôi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
    CHƯƠNG V
    TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VỀ QUỐC TỊCH
    Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước về quốc tịch
    1. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho trở lại quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
    2. Quyết định việc đàm phán, ký điều ước quốc tế về quốc tịch theo quy định của Luật này và Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
    Điều 39. Trách nhiệm của Chính phủ về quốc tịch
    1. Thống nhất quản lý nhà nước về quốc tịch.
    2. Đàm phán, ký điều ước quốc tế hoặc trình Chủ tịch nước quyết định việc đàm phán, ký điều ước quốc tếvề quốc tịch theo quy định của Luật này và Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
    3. Chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quốc tịch.
    4. Quy định mức phí, lệ phí giải quyết các việc về quốc tịch.
    5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về quốc tịch.
    6. Thực hiện hợp tác quốc tế về quốc tịch.
    Điều 40. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
    1. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch, ban hành các mẫu giấy tờ để giải quyết các việc về quốc tịch, thống kê nhà nước các việc đã giải quyết về quốc tịch để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước.
    2. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải quyết các việc về quốc tịch, thống kê nhà nước các việc về quốc tịch do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải quyết để gửi đến Bộ Tư pháp.
    3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch.
    4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét và đề xuất ý kiến về các trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, xin thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam và hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này; hằng năm, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch Việt Nam để báo cáo với Bộ Tư pháp.
    5. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xem xét và đề xuất ý kiến về các trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam, xin thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam; hằng năm, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch Việt Nam để báo cáo với Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp.
    Điều 41. Thông báo và đăng tải kết quả giải quyết các việc về quốc tịch
    Bộ Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, người bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam về kết quả giải quyết các việc về quốc tịch có liên quan và đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
    Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm gửi đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định cho nhập, cho trở lại, chothôi, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
    CHƯƠNG VI
    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
    Điều 42. Điều khoản chuyển tiếp
    Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, hồ sơ các việc về quốc tịch đã được tiếp nhận trước đó được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
    Điều 43. Hiệu lực thi hành
    Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.(applicable le 1 juillet 2009)
    Luật này thay thế Luật quốc tịch Việt Nam ngày 20 tháng 5 năm 1998.
    Điều 44. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
    Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
    [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/COMPAQ%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msoclip1/01/clip_image001.gif[/IMG]

    Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008.

    CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
    Nguyễn Phú Trọng
    Dernière modification par thuong19 ; 10/08/2009 à 02h02.

  4. #143
    Invité Avatar de loic79
    Date d'inscription
    août 2009
    Messages
    7

    Par défaut

    Bonjour à toutes et à tous,

    je viens de lire les 142 messages de ce sujet et donc, si je comprends bien, pour un Français voulant avoir la double nationalité, le seul moyen qu'il ai, c'est, dans un premier temps, perdre la nationalité Française pour devenir Vietnamien, puis, une fois qu'il est considéré comme citoyen Vietnamien à part entière, il peut demander la double nationalité et récupérer sa nationalité Française sans perdre sa nationalité Vietnamienne. C'est ça ?

    Bien sûr, je parle d'un Français ou d'une Française qui est marié(e) avec un Vietnamien ou une Vietnamienne qui possède la double nationalité. Sinon, ce n'est pas possible.
    Dernière modification par loic79 ; 11/08/2009 à 07h39.

  5. #144
    Avatar de thuong19
    Date d'inscription
    septembre 2007
    Localisation
    Corrèze
    Messages
    4 435

    Par défaut

    salut Loic79,
    Citation Envoyé par loic79 Voir le message
    Bonjour à toutes et à tous,

    je viens de lire les 142 messages de ce sujet et donc, si je comprends bien, pour un Français voulant avoir la double nationalité, le seul moyen qu'il ai, c'est, dans un premier temps, perdre la nationalité Française pour devenir Vietnamien, puis, une fois qu'il est considéré comme citoyen Vietnmien à part entière, il peut demander la double nationalité et récupérer sa nationalité Française sans perdre sa nationalité Vietnamienne. C'est ça ?
    et bien tu liras une page de plus !
    Tu constateras qu'en lisant la nouvelle loi sur la nationalité viêtnamienne en vigueur depuis le 1er juillet 2009, l'astuce que tu avais imaginée pour avoir la double nationalité tombe à l'eau. Car en supposant que tu satisfasses d'abord aux conditions pour être naturalisé Viêtnamien, alors tu devras renoncer à ta nationalité française (sauf si tu es dans le cas a),b) ou c) du paragraphe2).
    Mais alors la loi Viêtnamienne ne prévoit pas de récupérer la nationalité française.
    Il faudrait que la loi Française permette à un étranger de conserver sa nationalité étrangère lors d'une naturalisation, et ça c'est pas dans la loi actuelle.

    extrait de la nouvelle loi sur la nationalité viêtnamienne:
    Section 2
    NATURALISATION VIETNAMIENNE
    Article 19. Conditions pour la naturalisation vietnamienne
    1. Tout ressortissant étranger et tout apatride ayant une résidence permanente au Vietnam et qui formule une demande de naturalisation vietnamienne peuvent être naturalisés vietnamiens s’ils remplissent toutes les conditions suivantes :
    a) Jouir de la pleine capacité d’exercice en matière civile conformément au droit vietnamien ;
    b) Respecter les dispositions de la constitution et du droit vietnamiens ; respecter les traditions, les coutumes et usages du peuple vietnamien ;
    c) Parler suffisamment bien le vietnamien pour pouvoir s’intégrer dans la société vietnamienne ;
    d) Au moment de sa demande de naturalisation vietnamienne, avoir résidé au Vietnam depuis au moins 5 ans ;
    e) Disposer de moyens suffisants pour s’établir au Vietnam.
    2. Toutefois, ils peuvent être naturalisés vietnamiens sans avoir à remplir toutes les conditions prévues aux points c, d et e du paragraphe 1 du présent article, s’ils font partie de l’une des catégories suivantes :
    a) Être le conjoint, l’enfant biologique, le père ou la mère biologique d’un citoyen vietnamien ;
    b) Avoir apporté des contributions considérables à l’oeuvre d’édification et de défense de la Patrie vietnamienne ;
    c) La naturalisation est bénéfique pour l’État de la République Socialiste du Vietnam.
    3. Pour être naturalisé viêtnamien, tout citoyen étranger doit renoncer à sa nationalité étrangère, sauf les personnes prévues au paragraphe 2 du présent article ou, dans des cas particuliers,munies de l'autorisation du Président de l'État.
    Dernière modification par thuong19 ; 12/08/2009 à 08h01.

  6. #145
    Avatar de mike
    Date d'inscription
    novembre 2005
    Localisation
    Côte d'Azur, France
    Messages
    704

    Par défaut la traduction française de la loi sur la nationalité vietnamienne est maintenant disponible

    Bonjour,

    J'ai le plaisir de vous annoncer que la traduction française de la loi sur la nationalité vietnamienne est maintenant disponible sur ce lien : [Topic officiel] Double nationalité au Vietnam : traduction de la loi de la nationalité vietnamienne,...




    Mike

  7. #146
    Habitué du Việt Nam Avatar de hoa lan
    Date d'inscription
    novembre 2006
    Localisation
    Ile de France
    Messages
    384

    Par défaut

    Bonjour,
    Merci à vous, Léa et Thuong19, pour cette traduction qui va rendre plus lisible ce décret aux personnes concernées.
    H.L

  8. #147
    Nouveau Viêt Avatar de sam34
    Date d'inscription
    juillet 2009
    Messages
    16

    Par défaut

    haaa super! merci! on voit qu'il yen a qui bossent au moins. Car bon je ne sais pas ce qu'ils foutent à l'embassade, mais faudrait peut-etre qu'ils se bougent à avoir ces texte officiels! dsl un peu en colère car bon, c'est pour mon boulot...

  9. #148
    Avatar de thuong19
    Date d'inscription
    septembre 2007
    Localisation
    Corrèze
    Messages
    4 435

    Par défaut les nouveautés dans cette nouvelle loi

    Bonjour tout le monde,
    D'abord, je tiens à remercier Léa pour le travail considérable fourni pour la traduction en Francais de la nouvelle Loi. Bien que non officielle, la traduction est fiable. Lors de doutes, des compléments d'informations ont été recherchés auprès de personnes compétentes afin de les dissiper.
    La traduction de la loi est un outil de travail , une source fiable pour celles et ceux qui se lanceraient dans l'aventure d'obtention de la double nationalité.Mais attention, la loi a prévu un délai de 5 ans pour effectuer cette démarche, c'est à dire jusqu'au 1er juillet 2014
    Il faut préciser que cette nouvelle loi sur la nationalité a été adoptée en novembre 2008, qu'elle abroge la précédente de 1998, et qu'elle est entrée en vigueur depuis le 1er juillet 2009.
    quoi de neuf ?
    1ère remarque :en ce qui concerne "la double nationalité" de fait, (non reconnue par l'ancienne loi, art 3 Principe de la nationalité unique) la nouvelle loi reconnaît dans l'article 4 son existence :
    Article 4. Principe de la nationalité
    L’État de la République Socialiste du Vietnam reconnaît aux citoyens vietnamiens une seule nationalité qui est la nationalité vietnamienne, hormis les cas où la présente loi en dispose autrement.
    2ème remarque :
    les personnes qui avait cette double nationalité avant le 1er juillet 2009 doivent impérativement "s'enregistrer auprès de l'administration Viêtnamienne" avant le 1er juillet 2014 . Vous êtes nombreuses les conjointes viêtnamiennes à être dans ce cas (Française par mariage, mais conservation de la nationalité Viêtrnamienne).Art 13.2
    * 2. Le vietnamien résidant à l’étranger et qui n’a pas perdu la nationalité vietnamienne en vertu des dispositions de la loi vietnamienne intervenues avant l’entrée en vigueur de la présente loi reste encore de nationalité vietnamienne, et dans un délai de 5 ans, à compter de la date d’entrée en vigueur de la présente loi, doit s’enregistrer auprès d’un service de représentation diplomatique vietnamienne à l’étranger pour conserver sa nationalité vietnamienne.
    3ème remarque :
    bon nombre d'entre nous nés Viêtnamiens (voir les différents cas de figure art 15, 16 et 17 de la loi)sommes restés Viêtnamiens sans le savoir. En effet la naturalisation française n'a aucun effet automatique sur la perte de la nationalité viêtnamienne :
    Article 26. Conditions de perte de la nationalité vietnamienne
    1. Être autorisé à répudier sa nationalité vietnamienne ;
    2. Par la déchéance de sa nationalité vietnamienne ;
    3. Par l’absence d’enregistrement pour conserver la nationalité vietnamienne prévu au paragraphe 2 de l’article 13 de la présente loi ;
    4. Dans les cas énumérés à l’article 18, paragraphe 2 et à l’article 35 de la présente loi ;
    5. Par toute perte intervenant en application des traités internationaux dont est membre la République Socialiste du Vietnam.
    Par contre une nouvelle fois, j'attire l'attention des bi-nationaux actuels sur le paragraphe 3 qui précise que la perte de la nationalité viêtnamienne sera automatique en cas de "non enregistrement" dans les 5 ans.Il faut impérativement faire cette démarche pour conserver la nationalité viêtnamienne.
    Voilà en ce qui concerne cette loi.
    Mais maintenant le vrai parcours du combattant débute avec l'administration (la rue Boileau pour ceux qui vivent dans l'hexagone).A chacun de vérifier d'abord avec cette loi, si on est né viêtnamien.
    Et en aucun cas la conservation de cette nationalité viêtnamienne ne modifie la nationalité française , la France reconnait la double nationalité .

    un extrait du site : France-Diplomatie - Nationalité française
    8. La double-nationalité


    La possession d’une ou de plusieurs autres nationalités, n’a pas, en principe, d’incidence sur la nationalité française. La France a dénoncé le chapitre I de la Convention du Conseil de l’Europe du 6 mai 1963 sur la réduction des cas de pluralité de nationalités et sur les obligations militaires en cas de pluralité de nationalité. Cette dénonciation a pris effet le 5 mars 2009.
    En conséquence, à compter de cette date, l’acquisition volontaire de la nationalité d’un des États parties à cette convention par un ressortissant français n’entraîne plus de plein droit la perte de la nationalité française.
    Les personnes qui ont perdu la nationalité française sur le fondement de cette convention, peuvent être autorisées à réintégrer la nationalité française (voir point 4).
    Par ailleurs, la France ne fait aucune distinction entre les binationaux et les autres Français sur le plan des droits et devoirs liés à la citoyenneté. Cependant, un Français binational ne peut souvent faire prévaloir sa nationalité française auprès des autorités de l’autre Etat dont il possède aussi la nationalité lorsqu’il réside sur son territoire, ce binational étant alors généralement considéré par cet Etat comme son ressortissant exclusif.
    Date de mise à jour : 13/05/2009
    Dernière modification par thuong19 ; 22/08/2009 à 11h19. Motif: orthographe

  10. #149
    Apprenti Viêt Avatar de bfa1trung
    Date d'inscription
    février 2009
    Messages
    59

    Par défaut

    2ème remarque :
    les personnes qui avait cette double nationalité avant le 1er juillet 2009 doivent impérativement "s'enregistrer auprès de l'administration Viêtnamienne" avant le 1er juillet 2014 . Vous êtes nombreuses les conjointes viêtnamiennes à être dans ce cas (Française par mariage, mais conservation de la nationalité Viêtrnamienne).Art 13.2
    J'ai une petite question : est ce qu'il y a quelqu'un qui s'est fait enregistre ?

  11. #150
    Avatar de thuong19
    Date d'inscription
    septembre 2007
    Localisation
    Corrèze
    Messages
    4 435

    Par défaut

    Citation Envoyé par bfa1trung Voir le message


    J'ai une petite question : est ce qu'il y a quelqu'un qui s'est fait enregistre ?
    salut bfa1trung,
    En juillet, l'ambassade n'avait pas encore d'instructions pour "enregistrer".
    Il faudrait prendre contact avec l'ambassade pour leur demander la marche à suivre: imprimés, documents etc...Les membres de Province comptent sur les membres de la région parisienne pour les infos, car le standard téléphonique de la rue Boileau est un vrai calvaire.

Page 15 sur 58 PremièrePremière ... 5131415161725 ... DernièreDernière

Informations de la discussion

Utilisateur(s) sur cette discussion

Il y a actuellement 3 utilisateur(s) naviguant sur cette discussion. (0 utilisateur(s) et 3 invité(s))

Discussions similaires

  1. Réponses: 71
    Dernier message: 17/05/2013, 13h13
  2. L'alliance française et la francophonie
    Par frère de la côte dans le forum Le Vietnam sur le net
    Réponses: 6
    Dernier message: 17/09/2007, 14h16
  3. Double Mariage
    Par apw dans le forum Le Mariage / Cưới hỏi Việt Nam
    Réponses: 8
    Dernier message: 06/01/2007, 13h48
  4. [Le Monde] Le nord du Vietnam aux prises avec la double menace...
    Par robin des bois dans le forum L'actualité générale du Vietnam (Archives)
    Réponses: 42
    Dernier message: 05/09/2006, 04h36
  5. Le droit vietnamo-française
    Par mike dans le forum S'installer et vivre au Vietnam
    Réponses: 2
    Dernier message: 06/03/2006, 15h43

Les tags pour cette discussion

Règles de messages

  • Vous ne pouvez pas créer de nouvelles discussions
  • Vous ne pouvez pas envoyer des réponses
  • Vous ne pouvez pas envoyer des pièces jointes
  • Vous ne pouvez pas modifier vos messages
  •  
À Propos

Forumvietnam.fr® - Forum vietnam® est le 1er Forum de discussion de référence sur le Vietnam pour les pays francophones. Nous avons pour objectif de proposer à toutes les personnes s'intéressant au Viêt-Nam, un espace de discussions, d'échanges et d'offrir une bonne source d'informations, d'avis, et d'expériences sur les sujets qui traversent la société vietnamienne.

Si vous souhaitez nous contacter, utilisez notre formulaire de contact


© 2024 - Copyright Forumvietnam.fr® - Tous droits réservés
Nous rejoindre