Envoyé par
tôm
Malgré la politique de restriction à 2 enfants par couple, au village de Nguyệt Đức, ¼ de familles ont plus de ... 10 enfants ...
M. Dam a 170 enfants et petit enfants, l'attribution des prénoms distincts devient un casse tête ... des prénoms bizarres apparaissent et peut être bientôt il ne restera plus que la solution de l'attribution d'un ... numéro !
Le niveau d'étude est très faible dans ce village, mais ça s'améliore ...
Je pense que l'éducation est une des clés pour une prise de conscience collective, mais vu le temps que ça prend pour changer les habitudes, croyances, valeurs ... n'est-ce pas déjà trop tard ?
Pour ceux qui lisent le viet :
Làng 'đẻ' trên sông
Ở Làng Nguyệt Đức, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, 1/4 số hộ gia đình có trên... 10 đứa con, và hình ảnh các bà mẹ 20 tuổi tay bìu tay ríu 4-5 đứa trẻ là rất bình thường.
Nếu nói về số lượng hộ có từ 10 con trở lên thì có lẽ “làng đẻ” nhỏ bé này đứng đầu bảng trong cả nước, bởi tính sơ sơ trong số gần 200 hộ dân ở đây đã có tới 51 nhà có trên 10 con. Ngay cả tốc độ thì cũng chẳng đâu kịp, vì chỉ trong khoảng có 54 năm, từ số hộ dân là 10 với 60 nhân khẩu, vậy mà bây giờ, theo cuộc điều tra dân số mới nhất, dân của làng đã là 1.500 người.
Ở làng, từ xưa đến nay hầu như chẳng nhà nào tuân thủ chính sách kế hoạch hóa gia đình. Họ đẻ thỏa thích theo ý mình miễn là còn sức. Chị Hà Thị Thu, năm nay 31 tuổi mà đã “sản xuất” 8 đứa con, kể: “Ở cái làng này đẻ như tôi là bình thường. Phụ nữ chỉ có trách nhiệm đẻ và ở nhà nuôi dạy con cái, có cặp chưa quá 20 tuổi mà đã cho ra 4, 5 đứa là bình thường...”.
Là một làng chài sống trên thuyền với nghề chủ yếu là chuyên chở vật liệu xây dựng, hàng hóa xuôi ngược theo dòng sông Cầu, chính vì thế người chồng đảm nhận hết trách nhiệm đi thuyền để kiếm tiền nuôi sống gia đình. Người phụ nữ chỉ quanh quẩn ở nhà chăm sóc con và... đẻ. Có chị, con vừa thôi nôi chưa lâu, nhân chuyến chồng ghé thăm “nhà” vài bữa và thế là lại mang bầu và đẻ tiếp. Hầu như ngày nào, tuần nào ở Nguyệt Đức cũng có người đi đẻ. Người ta gặp nhau thường hỏi: “đứa này là thôi chứ?” và câu trả lời chắc chắn sẽ là: “Thôi thế nào được, nhà em còn đẻ đến hết... trứng mới thôi!”.
Từ khi khởi tổ lập làng tới nay mới có duy nhất gia đình ông Nguyễn Văn Độn là đẻ đúng “kế hoạch”, nghĩa là chỉ 2 người con. Nhưng không phải là ông bà theo xu hướng tân tiến, mà vì sau lần sinh nở thứ 2, bà Độn không thể mang bầu được nữa nên đành chịu...
Thập niên 90 của thế kỷ trước là lúc mà làng đẻ mạnh nhất với tốc độ như “tàu con thoi”. Sang gần 10 năm của thế kỷ mới, mặc dù tốc độ có giảm đôi chút, song tỷ lệ tăng vẫn gấp 4-5 lần tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của cả nước. Nếu như ở nơi khác, các bé gái 16, 17 tuổi hay các “bà” trên dưới 40 tuổi mang bầu là chuyện hiếm thì ở làng này, hình ảnh như thế là quá đỗi bình thường. Có trẻ mới nứt mắt ra đã bị bố mẹ ép lấy chồng và thế là lại bắt đầu thiên chức làm mẹ, mặc dù có khi không cần cưới hỏi gì.
Hình thành từ 10 gia đình với 10 chiếc thuyền lênh đênh trên sông, với tốc độ đẻ chóng mặt như vậy nên mối quan hệ họ hàng ở Nguyệt Đức cực kỳ rối rắm, chằng chịt. Ví như cô em gái họ của một người lại lấy chồng là chú ruột của vợ người ấy... Có một điều mà bấy lâu đã trở thành “truyền thống” ở làng này đó là 90% các nam nữ thanh niên lớn lên đều chỉ “ăn cỏ đồng ta”, ít khi lấy người làng khác. Vì lẽ đó mà cả làng đã có họ với nhau theo kiểu dây cà dây muống.
Chỉ riêng chuyện đặt tên cho con cái cũng là quá đau đầu với các bậc ông bà, cha mẹ. Có hộ, như gia đình cụ Đạm có tới 170 con cháu nội, ngoại thì với 170 cái tên không trùng nhau cũng là cực kỳ nan giải. Đây còn chưa kể tới không được đặt tên trùng với tên của các bậc cao niên của họ nhà khác, nếu không giữa hai dòng họ sẽ có xích mích. Có nhà anh H, sau khi sinh con trai đặt tên là Viên, do không biết tên đó cũng là tên cụ đẻ ra ông B, nên cái tên đó đã được khai sinh đàng hoàng. Ông B. bắt anh H. cải tên khác cho con nhưng anh không cải và thế là ông B. về chỉ huy con cháu đặt tên mấy con chó nuôi trên thuyền giống tên anh H. Mâu thuẫn cứ thế tái diễn qua những lần đặt tên tiếp theo, mặc dù có không ít người giữa hai dòng họ “thông gia”.
Vì các tên đẹp, tên phổ thông đã bị đặt hết rồi nên ở đây bây giờ có khá nhiều người mang tên khá lạ tai và kỳ quái. Con trai ông Độn thì đặt tên con như hai vế câu đối với một bên là: Tiến, Lên, Nhanh, Thế và một bên là: Thiên, Hạ, Khó, Theo. Nhà bác Soi lại đặt tên đàn con là: Phát, Triển, Mạnh, Kiên, Quyết, Để, Còn, Tin, Tưởng...
Mấy năm rồi vợ bác Soi lại “sản xuất” thêm 3 đứa nữa và đặt tên tiếp là Vào, Thắng, Lợi. Có người con gái mang tên: Bất, Ngờ, Thẳm, Chuông... Không ít con trai lại gắn với cái tên không giống ai như: Khó, Còn, Vào, Pháo, Rừng... “Kho tàng” tên có lẽ đã quá cạn kiệt nên ở Nguyệt Đức người ta lôi hết cả tên địa danh để đặt tên con cái. Rồi nữa, tên các quốc gia trên thế giới như: Tây, Nhật, Hàn, Lào, Nga, Mỹ, Anh... cũng đã được tận dụng. Có lẽ không lâu nữa, dân làng phải đặt tên con bằng... số thứ tự.
Mặc dù nhà ai cũng có một vài chiếc thuyền nhưng kinh tế gia đình cực kỳ vất vả. Hiếm nhà được gọi là khá giả mà đại đa số chỉ ở mức tạm đủ ăn. Một số gia đình rơi vào cảnh túng đói do các lao động chính đi thuyền làm ăn không thuận lợi. Trình độ dân trí và văn hóa của dân ở đây cực thấp. Trước đây cả làng chỉ có 2 người tốt nghiệp trung học phổ thông, nay thì có khá hơn với 1 em học đại học, 2 em học cao đẳng.
(Theo Sức khỏe và Đời sống)