Tại sao phải phân loại amiang
Ngoài tên thương mại chung là amiang thì giữa hai nhóm serpentine và amphibole hoàn toàn có sự khác biệt về cấu trúc hoá học cũng như tính chất lý, hoá.
Chu kỳ bán rã của amiang trắng là 0,3 – 11 ngày, do đó trong điều kiện tiếp xúc có kiểm soát, với nồng độ thấp, nhóm serpentin không gây ra các triệu chứng khối u _ mầm mống gây ra các bệnh như ung thư phổi, u trung biểu mô, v.v…[2]
Ngược lại, nhóm amphibol khi vào phổi sẽ nằm lại rất lâu trong đó, gây ra các khối u, triệu chứng viêm. Sau một thời gian ủ bệnh, từ 10 – 20 năm, các khối u sẽ phát tác thành ung thư và các bệnh về phổi.[3]
Các nghiên cứu khoa học cho thấy việc tiếp xúc có kiểm soát với amiang trắng trong một thời gian dài sẽ làm giảm thiểu các bênh liên quan đến mức thấp nhất, thậm chí là thấp hơn nhiều so với các ngành công nghiệp sản xuất được cho là có độ an toàn cao. Trong khi đó, việc tiếp xúc với amphibol dù với một hàm lượng rất nhỏ trong một thời gian ngắn cũng tiềm tàng khả năng gây ra các bệnh về phổi.
Hiện nay, hầu hết các khu mỏ amphibol trên thế giới đã bị đóng cửa và sợi amiăng amphibol cũng bị cấm buôn bán vận chuyển bởi nhiều quốc gia trên thế giới do nhận thức được mức độ nguy hiểm từ việc tiếp xúc với sợi amphibole trong sản xuất cũng như trong môi trường sống.
Amiang trắng là loại sợi amiang duy nhất được phép trao đổi, buôn bán và sử dụng trong sản xuất các sản phẩm ứng dụng. 99% các sản phẩm chứa amiang trên thế giới hiện nay sử dụng amiang trắng thuộc nhóm serpentine.[6]
Việc phân loại amiang là hoàn toàn cần thiết nhằm hạn chế những rủi ro liên quan đến sức khoẻ con người.