Từ ngày 19 tháng 5 đến ngày 19 tháng 9
Ngày 19 tháng 9 năm 2006, Quân đội Thái Lan đã tiến hành đảo chính lật đổ chính phủ được bầu của Taksin Shinawat. Binh lính đeo băng màu vàng của Hoàng gia và Ủy Ban quân sự cầm quyền tuyên bố rằng họ đảo chính để bảo vệ "Dân chủ với Quốc Vương là người đứng đầu Nhà nước". Thật ra họ không hề bảo vệ dân chủ. Hơn 40 năm qua, Quân đội đã nhiều lần phá hủy dân chủ và 6 lần bắn vào người dân không mang vũ khí biểu tình trên đường phố đấu tranh cho dân chủ. Không hề có sĩ quan quân đội nào bị trừng phạt vì những tội ác này.
Cuộc đảo chính xảy ra sau hàng loạt các cuộc biểu tình trên đường phố chống lại chính phủ được bầu do nhóm bảo thủ ủng hộ Hoàng gia "Liên Minh Dân Chủ Nhân Dân" (PAD) cầm đầu. Rất nhiều thành viên PAD và lãnh đạo của cái gọi là Đảng Dân Chủ đã kêu gọi Vua sa thải Thủ tướng Chính phủ được bầu và bổ nhiệm Thủ tướng khác dựa vào Phần 7 của Hiến pháp. Sau đó, người Áo Vàng PAD có những hành động bán phát xít bằng cách sử dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan và có lực lượng bảo vệ mang vũ khí. Họ sử dụng bạo lực trên đường phố Bangkok, bao gồm cả việc chiếm giữ Tòa nhà Chính phủ và hai sân bay quốc tế. Tất cả những hành động này được quân đội và chính trị gia hỗ trợ, những người mà sau này tham gia vào Chính phủ Abhisit năm 2008, chính phủ không thắng cử.
Cuộc khủng hoảng hiện tại đã làm tan rã những cơ cấu lỗi thời. Kể từ cuộc đảo chính, với sự hủy diệt liên tục dân quyền và pháp quyền của quân đội và tư pháp, một phong trào xã hội ủng hộ dân chủ khổng lồ đã được gầy dựng từ cấp nông dân trở lên. Phong trào này được gọi là Áo Đỏ. Đây là phong trào xã hội lớn nhất trong lịch sử Thái Lan và có chi nhánh ở tất cả cộng đồng trong cả nước. Đó là lý do phong trào bị Chính phủ Abhisit và quân đội đàn áp tàn nhẫn 4 tháng trước đây, dẫn đến hơn 90 người chết, chủ yếu là dân thường không mang vũ khí. Ngay cả phóng viên và nhân viên cứu tế cũng là mục tiêu bắn tỉa của quân đội.
Lý giải theo cách nào thì Thái Lan cũng đã lùi vào giai đoạn tối tăm của chế độ độc tài quân sự. Hàng trăm tù nhân chính trị Áo Đỏ đang bị cầm tù. Tất cả các phương tiện truyền thông đều bị kiểm duyệt gắt gao. Công lý không ra thể thống gì cả. Các phần tử cực đoan cánh hữu đang cố gắng dấy lên hận thù với nước láng giềng Campuchia. Tuy nhiên, lịch sử không bao giờ lặp lại chính xác cả. Cuộc nổi dậy của người Áo Đỏ là cuộc nổi dậy mạnh mẽ của quần chúng. Cuộc nổi dậy của quần chúng trước đây được tổ chức phi chính phủ (NGO) ủng hộ đã lụi tàn và trở thành phong trào ủng hộ chế độ độc tài cánh hữu. Ngay cả quân đội cũng đã thay đổi. Họ cảm thấy cần phải có một Chính phủ dân sự bù nhìn do một gương mặt bạo chúa mới đứng đầu, là người tốt nghiệp Đại học Oxford. Ủy Ban quân sự cầm quyền bao gồm các tướng lĩnh tham nhũng không còn được ưa chuộng nữa. Tuy nhiên, tầng lớp bảo thủ có một vấn đề rất lớn. Họ biết rằng nếu họ không khéo "dàn xếp", họ sẽ không bao giờ thắng cử. Họ không đại diện cho đa số.
Lực lượng chủ yếu đằng sau cuộc đảo chính ngày 19 tháng 9 là các nhóm chống dân chủ trong tầng lớp quân sự và dân sự, lãnh đạo doanh nghiệp bất bình, tầng lớp trung lưu phản động, các tổ chức phi chính phủ và trí thức tân tự do và chính trị gia. Tất cả các nhóm trên có điểm chung là khinh miệt người nghèo. Đối với giới thượng lưu, "dân chủ quá mức" đưa "quá nhiều" quyền lực vào tay cử tri nghèo và khuyến khích chính phủ "chi tiêu quá nhiều" vào quỹ phúc lợi. Họ tin rằng Thái Lan được chia ra thành "tầng lớp trung lưu đã giác ngộ, những người am hiểu về dân chủ" và "tầng lớp nông thôn và thành thị nghèo dốt nát, những người đang mắc kẹt trong một hệ thống bảo trợ". Có sự tin lầm rằng Taksin lừa trong cuộc bầu cử bởi "gian lận hoặc mua phiếu bầu" của người nông dân nghèo dốt nát. Biện minh như thế chẳng qua chỉ để hợp thức hóa cho việc bỏ qua nguyện vọng của 16 triệu người bầu cho Taksin. Họ cũng buộc tội Taksin tham nhũng trong khi bỏ qua các tham nhũng của quân đội và những người khác.
Không thể cải cách được xã hội Thái Lan và sự phân cấp không thể tránh khỏi nếu không có dân chủ. Tất cả các tù nhân chính trị phải được trả tự do. Các tướng lĩnh, chính trị gia và thẩm phán làm hại nhân quyền phải bị trừng phạt. Và sức mạnh của quân sự phải được hoàn toàn phá bỏ.
Giles Ji Ungpakorn